Tôi bất lực nhìn bản thân mình lúc đó chỉ đơn giản gấp miếng băng vệ sinh đã dùng rồi ném vào thùng rác.

 

Dù không có cơ thể, nhưng tôi cảm thấy như toàn bộ sức lực trong mình đã bị rút cạn.

 

Tôi ngồi bệt xuống góc tường nhà vệ sinh, chờ đợi mẹ tôi xuất hiện.

 

Bà nhặt băng vệ sinh đã dùng từ thùng rác lên, mở ra, rồi hét gọi tôi.

 

Bà la hét, như thể tôi là một t,ội p,hạm đáng bị trừng phạt:

 

“Tề Yến! Mẹ đã bảo con không được lãng phí chưa hả!”

 

Bà n,ém băng vệ sinh trước mặt tôi:

 

“Còn chưa thấm hết ở góc bên phải, sao đã vứt đi rồi?”

 

“Nhặt lên, dùng lại cho đến khi hết sạch!”

 

Tôi, năm 14 tuổi, không thể tin nổi nhìn mẹ:

 

“Mẹ, thứ đã n,ém vào thùng rác mà dán lại quần sẽ bị nhi,ễm kh,uẩn!”

 

Mẹ tôi cười lạnh:

 

“Mong manh gì mà mong manh thế? Hồi mẹ còn trẻ chỉ có thể dùng vải đấy! Mẹ mua băng vệ sinh cho con mà con còn không biết đủ? Con có biết một miếng bao nhiêu tiền không? Năm hào một miếng!”

 

“Với lại, dễ nh,iễm kh,uẩn đến thế sao? Chỉ có những đứa con gái không đứng đắn mới bị bệnh p,hụ kh,oa thôi!”

 

Tôi kinh ngạc nói:

 

“Mẹ, bỏ qua cái này đi được không? Con đã thay miếng mới rồi mà…”

 

Mẹ nhìn tôi một lúc, rồi đột nhiên nở nụ cười.

 

Kiểu cười lạnh lẽo không chút cảm xúc.

 

Toàn thân tôi run rẩy không ngừng.

 

Giấc mơ đột nhiên tăng tốc.

 

Những ký ức méo mó lướt qua trước mắt tôi, từng cảnh một.

 

Tôi thấy số băng vệ sinh trong cặp mình giảm xuống còn đúng một miếng mỗi ngày.

 

Tôi thấy tiền tiêu vặt bị cắt giảm, trường học đắt đỏ, hai ngày tôi mới đủ tiền mua một gói giấy.

 

Tôi thấy băng vệ sinh 240mm sau một ngày m,áu bắt đầu r,ỉ qua quần.

 

Tôi thậm chí nhận ra, lúc đó mẹ tôi cố tình thay quần tôi thành màu sáng.

 

Tôi thấy vào ngày kinh nguyệt nhiều nhất, hai gói giấy cộng thêm một miếng băng vệ sinh cũng không cầm nổi m,áu đ,ông.

 

Chiếc quần màu vàng nhạt trong tiết thể dục hôm đó bị nhuộm thành một tấm bản đồ.

 

Tôi thấy tất cả mọi người, kể cả giáo viên thể dục, bịt mũi nhìn tôi đầy gh,ê t,ởm.

 

Tôi nghe thấy biệt danh mới “Bản đồ đỏ” bắt đầu từ miệng một người nào đó và nhanh chóng lan rộng.

 

Tôi thấy bản thân mình với những vệt nước mắt không đếm nổi, thẫn thờ trở về nhà, nhìn mẹ tôi với ánh mắt lạnh lẽo đáng sợ.

 

Bà hỏi tôi:

 

“Phục chưa?”

 

Vẫn là câu hỏi đó:

 

“Phục chưa?”

 

Bà nói băng vệ sinh phải thấm đầy mới được thay, nếu không học được, bà sẽ dạy tôi.

 

Dùng việc bị b,ắt n,ạt ở trường để dạy tôi.

 

Tôi, năm 14 tuổi, ánh mắt tu,yệt vọ,ng chạm vào ánh mắt của tôi, năm 18 tuổi.

 

Tôi hét lên, và đột nhiên tỉnh lại.

 

8

 

Không biết có được xem là may mắn không?

 

Việc tôi bị b,ắt nạ,t ở trường không kéo dài quá lâu.

 

Bởi vì kỳ thi tháng tiếp theo, tôi đứng hạng ba.

 

Thứ hạng là điều không thể chạm đến trong nguyên tắc của mẹ tôi.

 

Bà đã tạo ra và dung túng cho việc tôi bị b,ắt n,ạt ở trường.

 

Nhưng bà không cho phép nó ảnh hưởng đến thành tích học tập của tôi.

 

Vậy nên, vào một ngày nọ, một nam sinh vẽ một bản đồ đỏ lên sách của tôi bằng bút mực.

 

Mẹ tôi cầm d,ao làm bếp xông thẳng vào lớp học.

 

Cô giáo tiếng Anh nhỏ bé không ngăn được bà.

 

Bà trực tiếp kéo đầu nam sinh đó xuống, d,í d,ao vào c,ổ cậu ta.

 

Nhưng bà lại nói với tất cả mọi người:

 

“Chuyện nhỏ nhặt tôi không quản. Nhưng ai dám ảnh hưởng đến việc học của Tề Yến, tôi sẽ gi,et cả nhà nó.”

 

Nam sinh đó sợ đến mức tiểu ra quần.

 

Sự việc kết thúc bằng việc giáo viên chủ nhiệm tuyên bố trước lớp:

 

“Từ nay đừng đụng đến nhà Tề Yến nữa. Chẳng thú vị gì cả.”

 

Chẳng thú vị gì cả.

 

Sự b,ắt n,ạt của tôi kết thúc bằng câu nói đó.

 

Tại sao tôi không coi đó là kết thúc?

 

Sự cô lập và nỗi cô đơn sao?

 

Đó chỉ là cuộc sống thường nhật của tôi.

 

Đối với tôi, làm sao có thể gọi là b,ắt n,ạt được chứ?

 

9

 

Khi mở mắt, thứ đối diện tôi là khuôn mặt đầy vẻ chán ghét của mẹ.

 

“Mày muốn đ,ập ch,et cho xong phải không? Giữa ban ngày mà làm trò cho ai xem hả?

 

“Lại còn lãng phí cả tiền đi chợ của tao!”

 

Tôi nhìn đồng hồ, mới chỉ qua hai tiếng.

 

Chiếc xường xám của mẹ tôi đỏ rực hơn cả màu m,áu trong túi truyền.

 

“Nếu tỉnh rồi thì đi ngay cho tao. Chưa ch,et thì đừng làm tao mất mặt. Tiền viện phí tao đã trả rồi, giờ thì hết sạch tiền.

 

“Đại học mày đừng mơ nữa, đi học lại một năm, không còn Dịch Thanh Sơn, mày có thể thi đứng nhất.”

 

Đứng nhất à.

 

Tôi bỏ qua lời chế nhạo của bà, gọi một tiếng:

 

“Mẹ.”

 

Vẻ châm chọc trên mặt bà càng rõ hơn:

 

“Ồ, mày còn nhớ tao là mẹ mày à? Sao không…”

 

Tôi ngắt lời bà:

 

“Là mẹ đã tung tin đó ra, đúng không?”

 

Mẹ tôi làm bộ mặt khó hiểu:

 

“Tin gì? Mày đ,ập đầu vào tường đến ng,u rồi à…”

 

“Mẹ à, chuyện Dịch Thanh Sơn có một người em gái đã mất, chỉ có hai người biết. Một là giáo viên chủ nhiệm, hai là con, người vô tình nghe được ngoài cửa.”

 

Khuôn mặt mẹ tôi chìm vào im lặng đáng sợ.

 

Rồi bà nói, giọng đầy may mắn:

 

“Ai bảo mày lúc đó còn viết cái nhật ký vớ vẩn trên sổ tay? Hay mày có bạn bè gì đọc trộm rồi lan ra? Sao đổ thừa lên tao? Tao là mẹ mày!”

 

Tôi thở dài, khẽ cười:

 

“Mẹ biết mà. Con không có bạn.”

 

Im lặng lại bao trùm.

 

“Mẹ biết gia đình Dịch Thanh Sơn rất nhớ đứa em gái đã mất, nên đã lợi dụng điều đó để bịa đặt rằng cha cậu ấy đã h,ãm h,ại chính con gái mình.”

 

“Mày…” Mẹ tôi cuối cùng không giữ nổi mặt nạ, kéo chăn tôi, phát đi,ên:

 

“Làm sao mày biết?”

 

Tôi ngước nhìn trần nhà trắng toát:

 

“Cô y tá đẩy con vào phòng trò chuyện cả quãng đường. Cha của Dịch Thanh Sơn bị ảnh hưởng bởi tin đồn, xô xát với đồng nghiệp trong lúc làm việc, không may bị cuốn vào máy móc, cũng được đưa đến bệnh viện này. Mẹ biết chuyện đó chứ?”

 

Không đợi mẹ tôi mở miệng, tôi tiếp tục:

 

“Việc này chắc chắn không được tính là t,ai n,ạn lao động, phải không? Một xu cũng không được bồi thường. Một gia đình vốn dĩ tốt đẹp, thế là t,an n,át.”

 

Tôi hỏi bà:

 

“Mẹ, mẹ thực sự không cảm thấy cắn rứt lương tâm sao?”

 

Mẹ tôi đột nhiên bắt đầu đ,ập phá đồ đạc, hét lên trong đ,iên loạn:

 

“Tại sao tao phải cắn rứt! Người nên cắn rứt là mày, Tề Yến!”

 

“Tao nuôi mày 18 năm, chỉ để mày có thể đứng nhất toàn trường! Thế mà mày chỉ là đồ mãi đứng hạng nhì! Là tại mày vô dụng, tao mới phải nghĩ cách!”

 

Tôi bình tĩnh thu dọn đồ đạc rơi vãi trên giường, nhẹ nhàng nói:

 

“Mẹ, con đứng hạng nhì, cũng là trong top 50 toàn tỉnh.

 

“Tại sao mẹ lại cảm thấy mất mặt vì con?

 

“Trong lòng mẹ, chỉ có bài phát biểu vinh quang kia, đúng không?”

 

Ngực mẹ tôi phập phồng dữ dội.

 

Trong phòng bệnh, tiếng động quá lớn, có người đứng ở cửa thì thầm bàn tán.

 

Mẹ tôi lập tức thay đổi thái độ.

 

Bà hạ giọng, cố tỏ vẻ bình tĩnh:

 

“Đã có sức cãi lại tao, chứng tỏ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Truyền xong túi m,áu này thì c,út về nhà đi.”

 

“Mày có biết truyền một túi m,áu tốn bao nhiêu tiền không? Hả?

 

“Tao bỏ tiền ra mua m,áu cho mày, mà mày lại chỉ trích tao vì mấy chuyện chẳng liên quan?”

 

Nói xong, bà vội vàng nhặt túi xách, như muốn thoát khỏi nơi này nhanh nhất có thể.

 

Trên sàn còn sót lại tờ tiền 5 tệ chưa kịp thu dọn.

 

Tôi nhìn những người đang lén lút nhìn vào từ cửa phòng, chỉ thẫn thờ.

 

10

 

Tôi không biết truyền một túi m,áu hết bao nhiêu tiền.

 

Chắc chắn sẽ đắt hơn nhiều so với bán một túi m,áu, tôi nghĩ vậy.

 

Tôi đã cố gắng rất nghe lời rồi.

 

Nhưng vẫn mãi không đạt được yêu cầu của mẹ tôi.

 

Ví dụ như, từ khi lên cấp ba, tôi không còn đứng nhất toàn khối được nữa.

 

Dịch Thanh Sơn luôn bỏ xa tôi một khoảng cách lớn.

 

Năm lớp 10, cuộc sống của tôi chẳng khác nào địa ngục.

 

Mẹ tôi dùng rất nhiều cách mà bà cho là đúng để ép tôi giành hạng nhất.

 

Cắt tiền sinh hoạt là cách phổ biến nhất trong số đó.

 

Tôi luôn biết ơn các bạn cùng phòng ký túc xá của mình.

 

Dù họ chê tôi nghèo hèn, quay lưng nói xấu sau lưng tôi.

 

Nhưng những lúc vui vẻ, họ vẫn cho tôi vài miếng băng vệ sinh, vài gói giấy ăn.

 

Có người giảm cân, tôi còn được ăn thêm quả trứng mà họ không đụng tới.

 

Những đêm đông lạnh giá, trưởng phòng vừa chơi game vừa ném cho tôi một chiếc túi nhựa vẫn còn hơi ấm, tôi thậm chí nghĩ, ơn huệ đó trong lòng tôi đã lớn hơn cả tình thân.

 

Sau hai tháng không nhận được một xu từ mẹ, cuối cùng tôi cũng cạn kiệt đến mức không còn tiền mua bánh bao.

 

Tôi mượn chứng minh thư của cô chủ tiệm văn phòng phẩm trẻ tuổi gần trường.

 

Đi bán m,áu.

 

200ml, được 150 tệ.

 

Phải đưa cô chủ tiệm 20 tệ tiền “phí thuê”.

 

Tôi nắm số tiền còn lại trong tay, ngồi thẫn thờ trên bậc thềm.

 

Đối diện, một người bán hàng đang chiên xúc xích bột và đậu phụ thối.

 

Tôi nhìn dòng người qua lại, hàng người xếp hàng chờ thanh toán chỉ cách tôi một bước chân.

 

Tôi nuốt nước bọt ba lần, nhưng vẫn không dám đứng vào hàng.

 

Những cảm xúc bị kìm nén trong lòng tôi vỡ òa.

 

Tôi không dám khóc thành tiếng, chỉ ôm lấy bản thân, để nước mắt ngấm vào áo bông.

 

… Bây giờ nghĩ lại cảnh đó, tôi vẫn rất hối hận.

 

Khi đó tôi không nên khóc.

 

Tôi nên nhẫn nhịn.

 

Rõ ràng, nếu nhẫn nhịn, thì đã không bị phát hiện.

 

Dòng người qua lại, có một người trong số đó là bạn học cùng làng với tôi.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap